Ở Việt Nam, ngay từ cấp hai, học sinh đã phải học cách giải phương trình hai biến, ba biến, đạo hàm, tiên đề Euclid... Sang đến cấp ba, các em đã phải biết giải tích, Cauchy, định lý Glause, dùng tích phân tính diện tích các mặt cắt không chuẩn... Rõ ràng, khối lượng kiến thức mà học sinh phổ thông ở Việt Nam phải lĩnh hội là quá lớn, nhất là khi so với nước ngoài.
Sự thật ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, người ta chú tâm phát triển tính cách của trẻ, tự do cho trẻ học nhạc, thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, tự phát triển theo bản ngã của cá nhân... Cũng vì thế mà nhiều khi lên đến đại học, nhiều học sinh nước ngoài mới biết đến khái niệm đạo hàm, tích phân, Cauchy, giải phương trình bậc hai, ba bằng đạo hàm... - những thứ mà trẻ cấp hai ở Việt Nam đã phải học rồi.
>> Trẻ lớp 1 phải học thuộc lòng bảng cộng, trừ
Thực tế này trả lời cho thắc mắc của nhiều người rằng tại sao học sinh Việt khi sang nước ngoài du học đều trở nên vượt trội so với bạn bè các nước. Thậm chí, không ít em còn nhanh chóng trở thành "thần đồng" dù thời gian học trong nước cũng không quá nổi bật. Đơn giản vì các em được học sớm, học trước, nên khi gặp lại những kiến thức đó ở bậc đại học tại nước ngoài, mọi thứ bỗng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Tôi nhớ năm mình sang Australia làm việc, có quen một anh Việt kiều có con đang học cấp hai bên đó. Bữa đó, bé gặp một bài toán được cho là rất khó, không thể nào giải được. Biết tôi cũng có chút kiến thức chuyên ngành về Toán học nên bố đứa bé có nhờ tôi giúp giải hộ. Ban đầu, tôi cứ nghĩ là bài tập khó lắm, nên cũng chỉ ậm ừ, không dám khẳng định sẽ làm được. Nhưng đến khi đọc đề, tôi mới té ngửa, hóa ra đây chỉ là một bài nghịch đảo phân số cơ bản - kiến thức mà học sinh ở Việt Nam đã được học từ cấp tiểu học.
Kể một dẫn chứng như vậy để các bạn thấy rằng, chẳng có gì lạ khi trẻ Việt Nam sang nước ngoài có thừa năng lực để học vượt lớp, vượt cấp. Hầu hết con bạn bè tôi khi đi du học chỉ phải lo về vốn Tiếng Anh mà thôi, còn các môn tự nhiên thì nói thật, học sinh Việt đủ sức làm "trùm" ở cả cấp hai, cấp ba tại trời Tây. Nhiều em còn thường xuyên được giáo viên bản xứ mời làm "mentor" (người hướng dẫn) để dạy kèm các bạn kém hơn trong lớp. Nhưng thử hỏi, những điều đó có đáng để chúng ta tự hào?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Bài toán tiểu học ở Việt Nam làm khó học sinh cấp hai AustraliaTikTok vận hành theo mô hình mạng xã hội, trong đó người dùng có thể chia sẻ những đoạn video clip ngắn hài hước cho nhau. Thế nhưng, sự phổ biến của ứng dụng trên đã dẫn đến những hậu quả khó lường. Nền tảng bắt đầu thu hút những kẻ lừa đảo, ấu dâm và cổ xúy cho các hành động đi ngược với văn minh xã hội.
" alt=""/>'TikTok vô bổ', nên xóa?![]() | ![]() |
Nghệ sĩ tự hào vì vẫn tiếp nối con đường của ông bà, cha mẹ. Miệt mài làm nghề, sáng tạo suốt hơn 20 năm, nghệ sĩ đoạt các giải thưởng Cánh Diều Vàng cho Nam phụ xuất sắcphim Đêm tối rực rỡ, huy chương tại các Liên hoan sân khấu kịch toàn quốc… Gần đây nhất, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
“Tôi giờ là người duy nhất trong gia đình, dòng họ còn theo nghệ thuật. Tôi tự tin có thể khiến người thân tự hào vì đã làm nghề tốt, không phải kiểu “cha làm thầy con đốt sách”. Tôi muốn sống trọn đam mê, cống hiến cho nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu”, anh nói với VietNamNet.
Nam nghệ sĩ và bà xã – nghệ sĩ Hoàng Thy - vừa kỷ niệm 1 năm sân khấuXóm Kịchra đời. Các vở diễn ra mắt đến nay đều lỗ, chi phí duy trì sân khấu đều do vợ chồng anh làm nhiều nghề trong và ngoài nghệ thuật. Thu nhập từ các mảng bù qua sớt lại cộng với tính cách tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí, giúp họ hoạt động ổn định thời gian qua.
Sân khấu do Xuân Trang làm đạo diễn chính, kết hợp với các tác giả, biên kịch viết vở mới. Nghệ sĩ “đau đầu” khi liên tục tìm đề tài, tạo nội dung mới phục vụ khán giả nhưng khẳng định không chạy theo xu hướng đưa các câu thoại "hot trend" vào kịch, tạo tiếng cười kém lành mạnh.
“Xu hướng hôm nay hot, ngày mai sẽ hết, giá trị đọng lại không có. Sân khấu chúng tôi hướng tới sự chỉn chu, nghiêm túc, không chạy theo trend. Tất nhiên, chúng tôi xây dựng kịch bản vất vả hơn nhưng đó là điều cần thiết cho nghệ thuật”, anh nêu quan điểm.
Trong khi hầu hết sân khấu trên địa bàn thành phố đều có các gương mặt ngôi sao, tên tuổi bán vé, Xóm Kịchgần như là các gương mặt mới.
Việc xây dựng sân khấu là cách vợ chồng Xuân Trang tạo điều kiện để học viên cọ sát, có thêm thu nhập. Dù áp lực, gồng gánh lo toan nhiều thứ, anh và vợ hạnh phúc khi tạo được sân chơi cho các diễn viên trẻ, cũng là học trò mình đào tạo. Các diễn viên trẻ ra trường hiện thiếu nơi thể hiện bản thân. Anh muốn cho họ cơ hội, thời gian để rèn nghề, thử lửa trước khi dấn thân theo đuổi sân khấu chuyên nghiệp.
“Người ta bảo Tre già măng mọc, ngành nghề nào cũng thế. Nhưng nếu không cho cơ hội, bao giờ các bạn mới có thể thành tre được? Các bạn cần có điều kiện để phát triển và tôi muốn chắp cho các bạn đôi cánh ấy”, anh cho hay.
Dù vất vả, Xuân Trang không xem đây là sự hy sinh hay đánh đổi bởi anh tự nguyện và thấy được an ủi khi chứng kiến học trò trưởng thành từng ngày, suất diễn được phủ kín ghế và khán giả dành lời yêu thương, động viên.
NSƯT Vũ Xuân Trang vừa ra mắt vở Ủa... Ngộ lắm nhado anh làm đạo diễn. Tác phẩm do Thành Phương, Nhã Uyên, Quốc Huy tác giả. Vở quy tụ đầy đủ dàn diễn viên của sân khấu với gần 20 người đều là gương mặt trẻ.
![]() | ![]() |
Ủa... Ngộ lắm nhalấy bối cảnh một xóm trọ nhỏ tại Sài Gòn. Những người lao động mưu sinh với nhiều công việc khác nhau: bán hủ tiếu gõ, làm móng dạo, khuân vác… Vật lộn với cuộc sống, dẫu vất vả nhưng họ tràn ngập tiếng cười nói hay ồn ào cãi vã của nhóm người tụm năm, tụm ba giờ tan tầm.
Vở không nhấn trọng tâm vào câu chuyện của riêng cá nhân nào mà cố gắng khắc họa bức tranh chung của tập thể, thông qua điểm nhìn từ khu xóm điển hình này.
“Chúng tôi trân trọng tình cảm của mọi người. Nhận được lời khen, sự góp ý của khán giả là cả sân khấu đủ ấm lòng", anh kể.